Ngành marketing là gì? Học marketing ra trường làm gì?

ngành marketing

Ngành marketing là một trong những ngành nghề dẫn đầu về mức độ quan tâm và triển vọng nhất tại thị trường tuyển dụng tại Việt Nam. Nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành lúc nào cũng dồi dào và luôn vượt con số 10.000 người/năm. Chính vì thế mà ngành này hiện đang thu hút rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi học tập. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về ngành marketing và vị trí việc làm sau khi ra trường như thế nào nhé.

Ngành marketing là gì?

Ngành Marketing là một ngành học tổng hợp tất cả các hoạt động có mục tiêu hướng tới khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu và mong muốn thực tế của khách hàng, thông qua các hoạt động tiếp thị sản phẩm hay phát triển thương hiệu. Lý tưởng cao nhất của ngành marketing chính là trở thành một chiếc cầu nối vững chắc và bền chặt kết nối doanh nghiệp với các khách hàng mục tiêu của họ.

Học marketing ra trường làm gì?

ngành marketing ra trường làm gì

Copywriter

Đáp án đầu tiên cho câu hỏi học marketing ra trường làm gì chính là công việc Copywriter. Đây là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo ý tưởng không ngừng nghỉ, có thể “múa bút” ra tiền, các Copywriter sẽ chịu trách nhiệm viết ra các nội dung quảng cáo đi cùng với các câu slogan, tiêu đề, catalogue thú vị, hấp dẫn, thu hút được lượng lớn người đọc quan tâm. Một người Copywriter chuyên nghiệp phải nắm được tường tận và hiểu rõ nhất các thông tin về sản phẩm, các đối tác, khách hàng mục tiêu, đối thủ cũng như nội dung các chiến dịch.

Designer

Designer là một vị trí công việc hiện đang rất hot trên thị trường lao động ngành marketing. Họ là người trực tiếp tiếp nhận các yêu cầu và ý tưởng từ phái khách hàng để có thể thiết kế, phác họa ra chúng một cách rõ ràng, sinh động nhất. Designer là người chịu trách nhiệm chính cho khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm để xuất bản. Họ biến nội dung các con chữ của Copywriter thành hình ảnh, cân chỉnh bố cục sao cho hài hòa, tạo ấn tượng hấp dẫn nhất với người xem. Đây là một vị trí cần có một chút năng khiếu về nghệ thuật, nhạy cảm với màu sắc và bố cục thiết kế vì họ chính là những người chịu trách nhiệm trực tiếp cho các hình ảnh truyền thông trong một chiến dịch marketing hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử đụng đến dịch vụ chụp ảnh tập thể công ty.

Media Planner

Vị trí công việc tiếp theo mà một sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành marketing có thể cân nhắc lựa chọn chính là Media Planner. Đây là những người tạo lập ra các kế hoạch truyền thông chất lượng từ đó giúp khách hàng đạt được mục tiêu như mong muốn. Media Planner có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về các đối tượng khách hàng mục tiêu từ đó đưa ra được các xu hướng thị trường cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Đây được xem là điểm mấu chốt quyết định sự thành bại của một chiến dịch quảng cáo.

Account manager

Account manager là một vị trí khá đặc biệt trong một công ty Agency, họ là người tìm kiếm và mang về những hợp đồng quảng cáo “béo bở” cho công ty, có thể nói rằng đây là một vị trí kiếm tiền để nuôi cả công ty. Account manager hoạt động hướng về khách hàng, tạo và duy trì các mối quan hệ với khách hàng. Đây là một vị trí việc làm cần người lao động phải có tầm nhìn xa, giỏi thuyết phục, đàm phán và giỏi thiết lập quan hệ.

Brand manager

Brand Manager là một vị trí việc làm có nhiệm vụ chính là phát triển các nhãn hàng của doanh nghiệp. Những người làm việc tại vị trí này cần phải tìm cách gia tăng lòng trung thành của khách hàng với công ty mình, bên cạnh đó là chịu trách nhiệm phân tích nghiên cứu thị trường, phân tích insight khách hàng, lập kế hoạch chiến lược để làm việc với Agency, phản hồi lại khách hàng…

Market Research Analyst

Theo Mona SEO – Agengy Marketing hàng đầu hiện nay là một trong số công ty có dịch vụ SEO chuyên nghiệp cho biết thì Market Research Analyst được hiểu như là một chuyên viên chuyên nghiên cứu về thị trường. Những người làm việc tại vị trí này sẽ thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát trên thị trường để tìm hiểu đào sâu insight khách hàng. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được các đối tượng khách hàng tiềm năng và tạo dựng được niềm tin ở họ. Market Research Analyst là quá trình tìm kiếm thu thập, phân tích các dữ liệu, thông tin của các vấn đề liên quan tới marketing trả lời các câu hỏi: Khách hàng có thích các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn không? Làm thế nào để khách hàng lựa chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn?

PR manager

Nhiệm vụ chính của PR manager trong một doanh nghiệp chính là xây dựng và phát triển hình ảnh của công ty đến với công chúng. Công việc chính của một PR manager xoay quanh các chiến dịch truyền thông quảng cáo: từ phát triển kế hoạch tiếp thị, quan hệ với truyền thông đến tạo ra các nội dung cho thông cáo báo chí, theo dõi cập nhật kết quả PR…

Marketing Assistant  

Vị trí Marketing Assistant là trợ lý tiếp thị trong một doanh nghiệp. Đây là vị trí hỗ trợ đắc lực cho ban lãnh đạo lập được các chiến lược, chiến thuật cụ thể. Công việc cụ thể của Marketing Assistant là hỗ trợ triển khai kế hoạch Marketing và PR cho doanh nghiệp, ngoài ra, vị trí này còn hỗ trợ tổ chức sự kiện phục vụ cho các chiến dịch marketing.

Học ngành marketing sẽ làm việc ở đâu?

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Marketing, ra trường bạn có thể lựa chọn làm việc tại:

  • Các doanh nghiệp hoạt động với nhiều loại hình thức đa dạng khác nhau như doanh nghiệp liên doanh, liên kết, công ty TNHH; các tập đoàn đa quốc gia;
  • Làm việc tại các công ty quảng cáo (Advertising Agency);
  • Làm việc tại các công ty truyền thông (Media Agency);
  • Làm việc tại các công ty chuyên nghiên cứu thị trường (Market research agency);

Những tố chất cần có để học marketing

Khả năng sáng tạo

Những người học và muốn làm trong ngành Marketing cần có khả năng nghĩ ra những ý tưởng mới và thú vị để thu hút khách hàng của họ. Ngoài việc phải có một con mắt thiết kế, việc đưa ra các ý tưởng thú vị, lôi cuốn luôn cần đến một khả năng sáng tạo tốt. Bất kể một hoạt động phục vụ trong ngành marketing nào đều cần có tính sáng tạo, không tạo được sự khác biệt thì bạn sẽ rất dễ bị lãng quên đấy.

Khả năng hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và quy trình sales

Một người học và làm ngành Marketing cần dành sự quan tâm và tìm hiểu của mình vào khách hàng, cần cảm được nhu cầu và thấu hiểu khách hàng mới có thể kích thích và thúc đẩy được hành động mua hàng của họ.

Khả năng phân tích số liệu, tư duy logic

tư duy logic

Việc học marketing đòi hỏi người học phải thành thạo các công cụ phân tích thông dụng như Google Analytics, Google Tag Manager … Chính vì thế người học cần có một khả năng tư duy logic mạnh mẽ có thể dựa trên các phân tích nghiên cứu để đưa ra các nhận định trả lời cho các câu hỏi khách hàng muốn và cần gì, nên triển khai chiến lược truyền thông như thế nào để kích thích nhu cầu và mong muốn đó. Các chiến dịch có thành công hay không đều phải dựa trên dữ liệu, chính vì thế khả năng phân tích số liệu, tư duy logic vô cùng quan trọng với một marketer.

Kỹ năng tổ chức và quản lý dự án 

Một người học ngành marketing đòi hỏi phải biết cách triển khai các hoạt động marketing và phải biết cách ứng dụng các công cụ vào việc quản lý vận hành các dự án. Một marketer phải có khả năng truyền đạt được mục tiêu dự án, kế hoạch chi tiết, chia dự án thành các giai đoạn có thể thực hiện được, thúc đẩy nhóm làm việc có hiệu quả.

Trên đây là tổng hợp các thông tin vô cùng bổ ích cho các bạn về ngành marketing cũng như vị trí và cơ hội việc làm của ngành marketing sau khi các bạn tốt nghiệp ra trường. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã phần nào giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về ngành marketing. Chúc các bạn học tập tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *