Giảng viên cơ hữu là gì? Giảng viên thỉnh giảng là gì? Cách quản lý giảng viên hiệu quả cho trung tâm

Giảng viên cơ hữu - giảng viên thỉnh giảng và cách quản lý

Nói đến trung tâm đào tạo thì hiện nay có rất nhiều trung tâm được mở ra nhằm mang đến nhiều dịch vụ chất lượng, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người nhiều hơn và cần nhiều hơn số lượng giảng viên. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu Giảng viên cơ hữu là gì? Giảng viên thỉnh giảng là gì? Cách quản lý giảng viên hiệu quả cho trung tâm thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Mỗi một trung tâm hiện nay đều nâng cao chất lượng phục vụ, tảng thiết bị tập, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập được tốt hơn.

Để đáp ứng được nhu cầu của các trung tâm thì trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các cách sử dụng phần mềm và lợi ích mà phần mềm mang lại là gì ở bên dưới.

I/ Giảng viên cơ hữu là gì?

Giảng viên cơ hữu chính là những người lao động đã được ký hợp đồng lao động có thời hạn lên đến 3 năm hoặc có thể là loại hợp đồng không xác định thời gian theo quy định của bộ luật lao động.

Giảng viên cơ hữu còn không là công chức, viên chức nhà nước và không làm việc theo hợp đồng lao động 3 tháng trở lên với đơn vị khác do nhà trường trả lương và chi trả mọi khoản thuộc chế độ, các chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật. 

Hoặc bạn có thể hiểu theo cách khác giảng viên cơ hữu chính là nhân viên chính thức của trung tâm và chịu sự phân công và tham gia các hoạt động do trung tâm đề ra và được hưởng các chế độ cũng như chính sách theo quy định nhà nước.

Đây được xem là đội ngũ giảng viên nòng cốt trong trung tâm bởi không chỉ phụ trách trong việc giảng dạy,mang lại các kiến thức cho học biên mà còn xây dựng, bảo vệ và giáo dục học viên tốt hơn.

Giảng viên cơ hữu là gì

Các tiêu chí để phát triển giảng viên cơ hữu

– Phát triển về số lượng

Số lượng giảng viên trong trung tâm phải tương đương với quy mô của trung tâm. Có nghĩa là số lượng giảng viên đã giảng dạy tại trung tâm càng đông thì học viên học càng nhiều có đây được nhận định là trung tâm có chất lượng tốt.

Đơn vị chuyên luận văn – Assignment, Essay tại Maas Education Company cho biết số lượng giảng viên cơ hữu có thể thay đổi dựa vào nhu cầu và quy mô mở rộng của trung tâm, cơ sở giáo dục, trường đại học. Giảng viên sẽ có trách nhiệm trong việc bảo đảm mọi hoạt động giảng dạy tốt, số giờ dạy vừa đủ không cao cũng không thấp theo quy định pháp luật.

– Phát triển về chất lượng

Phát triển về chất lượng chính là có đội ngũ giảng viên cơ hữu được tóm gọn trong một tổ chức gồm 3 khía cạnh khác nhau trong đó bao gồm về trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, đạo đức nghề nghiệp cụ thể như sau:

+ Về trình độ chuyên môn: Đây là yếu tố hàng đầu nhằm phản ánh các tri thức trong đội ngũ giảng viên cơ hữu và còn là điều kiện để thực hiện các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Có thể trình độ chuyên môn được đánh giá dựa vào các  nghiệp vụ chuyên môn, khả năng tiếp cận và cập nhật kiến thức mới.

– Về năng lực

Là đội ngũ giảng viên thì năng lực là biểu hiện của hệ thống trí thức mà giảng viên đã có và cần phải nắm rõ các quy tắc, hệ thống để tiến hành mọi hoạt động sư phạm sao cho hiệu quả hơn. Các kỹ năng của giảng viên đều được đánh giá cao bằng việc vận dụng các kiến thức thuần thục.

+ Năng lực giảng dạy: Chính là khả năng của giảng viên trong việc đáp ứng được các nhu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn. Mang tới các kiến thức cho học viên, giúp học viên hiểu và nắm được nhiều kiến thức.

+ Năng lực nghiên cứu và khoa học: Điều này được thể hiện thông qua việc tìm ra các vấn đề mới trong thực tế mà chưa có ai nghiên cứu. Tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn cũng như năng lực giảng dạy, các cách xử lý tình huống.

– Về phẩm chất

Một giảng viên cần phải là người có phẩm chất đạo đức tốt và chuẩn mực của xã hội. Bên cạnh việc nỗ lực, phấn đấu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng sư phạm thì cần phải có phẩm chất chính trị mà mọi giảng viên cần phải có.

– Phát triển về cơ cấu

+ Về chuyên môn: Đảm bảo được số lượng giảng viên phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành.

+ Về lứa tuổi: Trong đội ngũ giảng viên nếu còn quá trẻ thì kiến thức chưa có nhiều, kinh nghiệm ít còn nếu là giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm thì được đánh giá chưa cập nhật được các kiến thức mới với xã hội ngày càng phát triển nên cần có thời gian để thực hiện việc chuyển giao hiệu quả giữa các giảng viên với nhau.

+ Giới tính: Đảm đảm tỷ lệ giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, từng bộ môn và chuyên ngành.

II/ Giảng viên thỉnh giảng là gì?

Giảng viên thỉnh giảng là cơ sở giáo dục mời nhà giáo hay người có đủ tiêu chuẩn cho một nhà giáo đến và giảng dạy. Là những người có chuyên môn có được đào tạo bài bản học đại học chính quy trở lên.

Các tiêu chí để phát triển giảng viên thỉnh giảng

– Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo thông qua việc hoạt động thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục

tạo điều kiện cho các nhà giáo cơ hữu có thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học, chuyển giao công nghệ để học tập và bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn nâng cao trình độ.

– Về trình độ: Giảng viên thỉnh giảng là những người có trình độ thạc sĩ trở lên và được ký hợp đồng thỉnh giảng theo quy định về chế độ của giáo viên thỉnh giảng ở trong các cơ sở giáo dục, các quy định hiện hành có liên quan đến cơ sở giáo dục.

Giảng viên thỉnh giảng là gì

III/ Sử dụng phần mềm để quản lý giảng viên hiệu quả hơn (bao gồm cả cơ hữu và tính giảng)

Hiện nay có rất nhiều công cụ quản lý giảng viên, tuy vậy đa phần sẽ được tích hợp trong các phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữ hay phần mềm quản lý trường học, giáo dục vì nó tạo sự đồng bộ trong quả lý và tối ưu tính năng, cấu hình cần thiết của các phần mềm. Các tính năng mà các hệ thống này có thể thực hiện bao gồm:

1. Quản lý tiền lương / chấm công

  • Kết xuất bảng lương dựa vào kết quả chấm công với lịch giảng dạy
  • Chấm công cho nhân viên theo hình thức như: theo ca, theo buổi, theo tháng, mức lương và thời gian áp dụng
  • Lưu lại thời gian làm thêm giờ ( nếu có)
  • Lưu thông tin bảo hiểm/ thông tin thuế
  • Tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương và trả lương
  • Theo dõi và xác nhận việc điều chỉnh tăng – giảm có phát sinh

2. Quản lý chương trình đào tạo / giáo án

  • Lập các kế hoạch giảng dạy cho những khóa học sắp khai giảng
  • Sắp xếp giáo viên và phòng học nhằm mục đích không có sự trùng lặp giờ dạy và phòng học.
  • Phân chia học sinh theo trình độ chuyên môn cũng như các mong muốn của học viên
  • Theo dõi bản kế hoạch chi tiết các buổi dạy của từng lớp theo hệ thống phòng học và ca học.

Phương pháp quản lý giảng viên trung tâm bằng phần mềm

3. Quản lý kết quả học tập / thành tích đào tạo của giảng viên

Quản lý kết quả học tập

  • Quản lý điểm, kết quả học tập của học viên
  • Tự động tính điểm trung bình của học viên
  • Hệ thống phần mềm sẽ nhắc nhở với những học viên đã hoàn thành xong chương trình học để lên học lớp có trình độ nâng cao hơn.
  • Lưu lại các thông tin, kết quả học tập của từng học viên trên hệ thống phần mềm

Thành tích đào tạo của giảng viên

  • Quản lý thông tin, trình độ, bằng cấp và hồ sơ của giáo viên
  • Tuyển thêm các giáo viên mới
  • Theo dõi trình độ giảng dạy của giảng viên
  • Quản lý số giờ lên lớp của các giáo viên
  • Ghi nhận các thông tin, số giờ giảng dạy của giáo viên
  • Quản lý công việc khen thưởng, kỷ luật đối với từng giáo viên trong năm

4. Quản lý các phúc lợi khác

Đối với nhà trường

  • Quảng bá hình ảnh đến khách hàng tốt hơn nhờ vào giao diện hiển thị nội dung ở trên cổng thông tin
  • Giúp cho nhà trường tăng cơ hội liên kết và hợp tác
  • Dễ dàng nhận được các phản hồi từ người dùng
  • Tiết kiệm chi phí marketing và quảng cáo
  • Quản lý tài liệu, tư liệu được tốt hơn

Đối với hiệu trưởng

  • Có các báo cáo, quản lý về tình hình học viên nghỉ, chế độ kiểm tra, điểm giảng viên, chất lượng học tập của học viên, các biến động về tỉ số,..
  • Đánh giá và tổng hợp chất lượng giáo dục của từng lớp, từng khoa và toàn trường
  • Báo cáo dựa vào nhu cầu khai thác thông tin trên phần mềm

Đối với thầy cô

  • Báo cáo chủ nhiệm, chuyên môn cuối học và và cuối năm trên phần mềm
  • Báo cáo điểm cá nhân, điểm cái và học bạ của học viên
  • Phiếu kết quả học tập và rèn luyện của mỗi học viên và cuối học kỳ và cuối năm học.

Đối với học viên

  • Được quản lý đầy đủ thông tin, kết quả giáo dục được xử lý chính xác
  • Được trao đổi với thầy cô
  • Dễ dàng tiếp cận và tham khảo với nhiều tài liệu, tư liệu

Như vậy trong bài viết Giảng viên cơ hữu là gì? Giảng viên thỉnh giảng là gì? Cách quản lý giảng viên hiệu quả cho trung tâm, THPT Lê Quý Đôn đã giúp cho bạn hiểu hơn như thế nào là giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng cũng như một số lợi khi khi sử dụng phần mềm mà bạn nên biết, giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *