Bào chế thuốc là gì? Các dạng bào chế thuốc phổ biến

Quá trình để tạo ra sản phẩm là thuốc cuối cùng đến tay người tiêu dùng thì thuốc sẽ được qua quá trình bào chế. Mỗi một loại thuốc thì sẽ có các cách bào chế khác nhau phù hợp với tiêu chuẩn của loại thuốc đó. Bạn hiểu như thế nào là bào chế thuốc và hiện nay có những dạng bào chế thuốc nào?

Bào chế thuốc là gì?

Bào chế thuốc là gì?

Bào chế thuốc là quá trình nghiên cứu, tạo ra sản phẩm cuối cùng dạng bào chế. Các chất dược phẩm được pha chế nén dưới dạng viên hay đóng gói để được bảo quản một cách an toàn và đem lại sự thuận tiện nhất khi dùng.

Dạng bào chế hay còn được hiểu đơn giản là dạng thuốc, là sản phẩm cuối cùng trong quá trình sản xuất thuốc mà người dùng trực tiếp sử dụng. Tất cả các sản phẩm dược phẩm đều phải bào chế trong khu vực được xây dựng bởi các công ty chuyên thi công phòng sạch như công ty phòng sạch GMP Groups để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh theo chuẩn quốc tế. Ví dụ hiện nay trên thị trường bạn có thể bắt gặp các loại thuốc được nén thành viên, điều chế viên con nhộng, đóng gói nhỏ và nhiều hình thức khác.

Việc bào chế thuốc giúp cho người bệnh dễ dàng sử dụng hơn, thuận tiện cho việc kê đơn. Nhiều dược phẩm có vị đắng nên khi nén thành viên thì khi sử dụng người bệnh sẽ cảm thấy vị đắng này nhẹ hơn.

Phân loại những dạng bào chế thuốc

Phân loại những dạng bào chế thuốc

Với mỗi loại thuốc khác nhau thì sẽ có một cách bào chế thuốc riêng và cơ sở sản xuất cần phải hoàn thiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo đúng các dạng bào chế của sản phẩm để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn từ khi bắt đầu đến khi có sản phẩm cuối, các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay là:

Theo trạng thái của thuốc

Dựa vào trạng thái của thuốc dưới dạng lỏng hay rắn người ta sẽ điều chế thuốc một cách hợp lý và thuận tiện nhất.

  • Dạng lỏng: với những thuốc có dạng lỏng như siro, dung dịch, vitamin, … chúng sẽ được đưa vào lọ, tuýp thuốc nhỏ hay nén con nhộng như các viên dầu cá.
  • Dạng mềm (dạng kem): thuốc mỡ, cao mềm, … các loại thuốc chữa trị vết thương ngoài da.
  • Dạng rắn, cứng: ta thường thấy các loại viên nén, bột, viên nang.

Mỗi một dạng bào chế được nghiên cứu sao cho phù hợp nhất với trạng thái của chúng để tạo ra sản phẩm thuận tiện nhất cho người dùng.

Theo cách sử dụng của thuốc

Tùy thuộc vào thành phần chức năng và trạng thái của thuốc mà ta có nhiều cách sử dụng khác nhau để cơ thể tiếp nhận được.

  • Dạng tiêm: Tiêm vacxin, tiêm bắp, tiêm đùi, truyền nước, … Với dạng tiêm ta chuyền trực tiếp các dung dịch thuốc dạng lỏng vào cơ thể.
  • Dạng uống: Uống viên nén, uống thuốc dạng lỏng, ngậm. Thuốc sẽ thông qua đường tiêu hóa ngấm dần vào cơ thể phát huy tác dụng. Ngoài ra còn một số cách sử dụng khác cũng thông qua đường tiêu hóa (hệ mao mạch trực tràng) ngấm vào cơ thể như dạng thụt, đặt.
  • Dạng bôi ngoài da: Các loại thuốc trị thương, da liễu; cao dán thường được sử dụng bôi trực tiếp lên da. Thuốc sẽ ngấm dần qua da để điều trị các bệnh về da cần điều trị tương ứng.

Các dạng bào chế thuốc phổ biến

Hiện nay có những dạng bào chế thuốc nào đang được sử dụng nhiều nhất, hãy cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp sau đây nhé.

Dạng bào chế thuốc tiêm

Dạng bào chế thuốc tiêm

Dạng thuốc tiêm thì dược chất ở dưới dạng dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương khi sử dụng tiêm trực tiếp vào cơ thể. Có một vài loại dưới dạng bột khi cần sử dụng thì sẽ pha thành dung dịch rồi tiêm. Bào chế thuốc tiêm là dược phẩm được vô trùng, dễ bị nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản và dùng đúng cách.

Dạng viên nén sủi được

Để khắc phục được các nhược điểm của dạng viên nén hay dung dịch người ta điều chế ra các dạng viên sủi. Dạng bào chế này thuốc được bào chế thành viên nén, để sử dụng được cần hòa tan thành dung dịch rồi uống hoặc bôi.

Cơ chế hoạt động của các viên sủi là quá trình hòa tan vào nước muối kiềm và acid hữu cơ sẽ giải phóng khí CO2. Quá trình hòa tan diễn ra khá nhanh và cách sử dụng đơn giản nên không quá khó để dùng dạng bào chế này. Liều lượng thuốc đã được chia sẵn theo từng viên nén bạn chỉ cần theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn để pha đúng liều lượng trước khi sử dụng.

Vì dược phẩm được hòa tan vào nước nên rất dễ hấp thụ vào cơ thể và giảm các kích ứng đường tiêu hóa. Thuốc dạng viên sủi có thể pha nhiều thành phần có hoạt tính khác và tạo màu, tạo mùi làm giảm đi nỗi sợ thuốc cho nhiều người bệnh.

Tuy nhiên khi sử dụng viên sủi bạn cần lưu ý khi lấy không để nước dính vào những viên chưa dùng hay để thuốc ẩm, khi đó thuốc sẽ bị hòa tan. Khi đó thành phần của thuốc có thể bị thay đổi không dùng được nữa.

Dạng thuốc dung dịch

Dạng thuốc dung dịch

Đây là loại dược phẩm có dạng lỏng, được điều chế từ các chất khác nhau hòa tan trong dung môi. Có nhiều loại thuốc dưới dạng dung dịch dùng uống hoặc bôi ngoài da.

Khi trực tiếp sử dụng thuốc này như uống cơ thể sẽ dễ hấp thụ hơn khi không cần quá trình hòa tan các chất. Với loại thuốc bôi thì dược phẩm cũng thấm vào da nhanh chóng hơn, giúp chữa lành các vết thương, bệnh đặc trị tốt hơn.

Tuy nhiên thuốc dung dịch có nhược điểm dễ bị phân hủy, bị tác động từ môi trường bên ngoài, có độ ổn định không tốt. Ví dụ các loại thuốc dưới dạng dung dịch như thuốc nước bạn mở  và sử dụng không đúng dễ làm thuốc nhiễm khuẩn và thuốc cũng không để lâu được ngoài không khí.

Dạng thuốc bột

Dạng bào chế này dược phẩm có dạng rắn, nhưng kích thước hạt nhỏ và mịn chứa một hoặc nhiều dược chất khác nhau. Với dạng bột có thể pha thành dung dịch rồi uống hoặc tiêm. Có những loại được bào chế trong các vỏ thuốc uống được trực tiếp, làm như vậy người bệnh có thể dễ dàng uống thuốc hơn.

Dạng bào chế bột này có ưu điểm là dễ điều chế, đóng gói và vận chuyển. Hòa tan được trong các dung môi, có độ ổn định cao, diện tích tiếp xúc bề mặt lớn nên hòa tan sẽ nhanh hơn dạng viên sủi.

Thuốc ở dạng bột dễ bị ẩm, khả năng oxi hóa cao; khó kết hợp được với các dược chất có mùi vị nên không át đi được mùi thuốc. Với trẻ con thì thuốc dạng này khá khó uống vì mùi vì nhưng lại thích hợp hơn các loại thuốc viên vì trẻ nhỏ không thể nuốt được dạng viên.

Thuốc dạng viên nén

Thuốc dạng viên nén

Dược chất được điều chế dạng rắn rồi nén lại thành viên theo liều lượng nhất định của nhà sản xuất. Dạng bào chế này có thể uống trực tiếp hay dưới dạng viên ngậm, nhai được nén thành nhiều hình dạng khác nhau. Thuốc gồm một hoặc nhiều thành phần khác nhau được nén lại thành viên.

Hiện nay dạng bào chế này được sử dụng rất phổ biến vì sự tiện lợi và an toàn mà nó đem lại. Viên nén rất dễ bảo quản và đem theo vì nhỏ gọn và được chia theo liều lượng chính xác nên rất dễ sử dụng. Thuốc có tính ổn định cao và sử dụng được lâu dài hơn loại dung dịch, dạng lỏng.

Thuốc dạng viên nang

Các thành phần của thuốc được chứa trong vỏ thuốc nang cứng hoặc mềm. Vỏ thuốc được làm bằng gelatin nên có thể uống được mà không ảnh hưởng đến cơ thể và không thêm các chất phụ gia. Bên trong vỏ thường là dược chất dạng bột hay dạng lỏng.

Thuốc là sản phẩm đặc biệt được bào chế ra để bảo vệ sức khỏe của con người tránh khỏi bệnh tật. Nên quá trình bào chế thuốc phải hết sức cẩn thận đảm bảo an toàn và vệ sinh cũng như chất lượng đến tay người dùng. Với những chia sẻ của THPT Lê Quý Đôn hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu về bào chế thuốc là gì và các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *