Cây trồng không thể thiếu vắng phân bón. Đó là quy luật phát triển hết sức tự nhiên. Phân lân là một trong những loại phân được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt. Là sản phẩm góp phần tạo nên năng suất bội thu. Vậy phân lân là gì? Lợi ích khi sử dụng phân lân là gì? Hãy cùng THPT Lê Quý Đôn tìm hiểu tất tần tật về phân lân qua bài viết sau
Phân lân là gì?
Phân lân được hiểu là loại phân bón vô cơ dùng để bón cho cây trồng. Phân có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng photpho dưới dang ion phốt phát. Độ dinh dưỡng được đánh giá theo tỷ lệ phần trăm khối lượng P205 ứng với liều lượng photpho có trong thành phần của nó. Phân lân được tạo ra từ những nguyên liệu khác nhau như: quặng apatit, photphorit.
Những lợi ích khi sử dụng phân lân
Khi sử dụng phân bón bạn cần biết chính xác công thức, thành phần cấu thành nên để sử dụng chính xác, đúng mục đích, hiện có rất nhiều loại phân bón trên thị trường nên để có thể tham khảo và chọn được cho mình sản phẩm phù hợp nhất thì có một số kiến thức cơ bản bạn cần biết như phân bón là gì, phân hữu cơ là gì, phân npk là gì,… và bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn các lợi ích khi sử dụng phân lân.
Phân lân được biết đến là một trong 3 nguyên tố đa lượng. Chúng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây trồng với nhiều lợi ích thiết thực:
Kiến tạo nên sự hình thành bộ phận cây trồng
Phân lân góp mặt vào sự hình thành các bộ phận mới của cây trồng. Hình thành nên các mầm non, đẻ nhánh, ra hoa và đậu quả. Hơn nữa còn tham gia vào quá trình quang hợp, hô hấp.
Tăng sức chống chịu của cây trồng
Phân lân ảnh hưởng quá trình vận chuyển chuyển đường, bột tích lũy về hạt. Cũng như ảnh hưởng đến các bộ phận thu hoạch của cây trồng. Giúp cho cây chống lại được thời tiết khắc nghiệt. Khỏe hơn trước các thời tiết nóng, lạnh bất thường. Làm tăng khả năng chống chịu được với các điều kiện thời tiết bất lợi. Giúp cây khỏe mạnh ngay cả trong điều kiện hạn hán, ngập úng, sâu bệnh…
Nâng cao năng suất cây trồng
Phân lân được đánh giá là yếu tố chính quyết định đến sự ra hoa, đậu quả. Đồng thời ảnh hưởng đến quá trình chín của quả và hạt. Giúp hoa nhiều, quả to, hạt chắc hơn. Ngoài ra, phân lân cũng có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. Có tác dụng đệm giúp tăng khả năng chịu được chua, kiềm…
Tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin
Phân lân nung chảy là một dạng phân chứa khá nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Gồm những dinh dưỡng trung và vi lượng như: Ca, Mg, S, Fe, Mn… Tham gia vào các thành phần enzin, protein, quá trình tổng hợp các axit amin. Thường kết hợp bón phân lân kết hợp với các nguyên tố vi lượng thiết yếu giúp cây duy trì tình trạng ổn định và sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
Cây trồng thiếu phân lân sẽ như thế nào?
Như đã nói, lợi ích của phân lân là thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, một số nơi vẫn còn xem nhẹ việc bón phân lân cho cây. Việc thiếu phân lân cây trồng sẽ tồn tại những tình trạng như:
Cành lá sẽ sinh trưởng kém, thường rụng nhiều lá. Là ban đầu từ xanh đậm sau chuyển dần sang màu vàng. Tiếp đến là chuyển sang tím đỏ từ các lá dưới và từ mép lá vào trong.
Làm giảm khả năng tổng hợp chất bột. Cây cho quả ít, chín chậm hơn, hoa khó nở. Quả thường có vỏ khá dày và xốp. Là điều kiện để nấm bệnh tấn công nên cũng rất dễ thối. Hạn chế trong quá trình hô hấp và quang hợp. Gây bất lợi cho quá trình đậu quả của cây. Giảm tính chống chịu và gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Rễ cây sinh trưởng chậm, cây không phát triển, thấp bé. Ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất của cây. Gây trở ngại cho việc tổng hợp protein, dẫn đến tích lũy đạm Natrat. Biểu hiện của lá bị nhỏ lại, bản lá bị hẹp. Vó xu hướng dựng đứng do quá trình tổng hợp protein của cây bị ngưng trệ…
Các loại phân lân tốt và phổ biến nhất
Nhóm phân lân tự nhiên
Nhóm phân lân này hoàn toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên. Không qua bất cứ công đoạn chế biến công nghiệp nào. Trong phân lân tự nhiên tồn tại chủ yếu các loại phân photphat như: apatit, phophorit. Trong đó, apatit chứa khoảng 30 – 40% hàm lượng lân. Loại này được cho là quặng có chứa lân tự nhiên cao nhất. Thường dùng bón cho các loại đất nghèo nàn. Trong phophorit chứa ít hàm lượng lân hơn. Khoảng từ 8 – 12%, ở dạng bột, khá khô. Thích hợp cho các loại đất nhiễm phèn, chua.
Ngoài ra, loại này còn chứa thêm các chất hữu cơ. Được hình thành từ quá trình phân giải xác động vật ở trong các hang, động. Chúng tích tụ theo thời gian dài, góp phần làm tăng thêm độ dinh dưỡng.
Nhóm phân lân tự nhiên thường được người dân dùng để bón lót sớm cho cây trồng. Bởi cây không thể dễ dàng hấp thu ngay khi bón.
Nhóm phân lân qua chế biến
Nhóm phân lân chế biến hay còn gọi là phân lân công nghiệp. Được tạo ra từ những kỹ thuật công nghiệp với hàm lượng lân cao hơn. Phân lân thường phổ biến ở 2 dạng:
Phân lân nung chảy: Thành phần chính của phân lân là Ca3(P04)2. Phân được sản xuất trong điều kiện nung quặng photphat trong nhiệt độ cao. Mà sắc của lân thường trắng xám hay xanh xám. Thường được sử dụng để cải tại những loại đất chua. Bởi phân có tính kiềm trung hòa được với môi trường đất.
Supephotphat: Supephotphat hay còn được gọi là supe lân. Sản phẩm nảy có ưu điểm là dễ tan trong môi trường đất và nước. Vì vậy mà sản phẩm luôn được nhiều người dân đón nhận nhiệt tình. Supephotphat được chia làm 2 loại là supe lân đơn và supe lân kép. Chúng được phân biệt bởi hàm lượng lân cao, thấp khác nhau. Phân thường kết hợp với vôi có tác dụng làm dịu tính chua của đất. Với đặc tính dễ tan nên thường được dùng để bón thúc cho cây. Hoặc kết hợp với phân chuồng để cho hiệu quả cao hơn.
Cách bón phân lân đúng cách, hiệu quả cao
Nhiều nông dân cứ thấy cây thiếu phân và có những biểu hiện nói trên. Họ nóng lòng mua và bón phân cho cây. Tuy nhiên nếu bón phân lân không đúng cách chúng có thể sẽ gây tác hại cho cây trồng. Dưới đây là cách bón phân lân hiệu quả nhất mà bà con nên cân nhắc:
Bón phân lân theo tính chất của đất
Mỗi loại đất đều có mỗi tính chất khác nhau. Có loại đất chua, có loại đất mặn, có loại đất phèn… Do đó, bà con cần phải căn cứ vào tính chất của đất để bón loại phân lân cho phù hợp. Với đất có tính chua, nên sử dụng loại phân nung chảy là tốt nhất. Còn với loại đất trung tính, đất có kiềm thì nên sử dụng phân supephotphat sẽ hợp hơn.
Bón phân theo đặc điểm của cây trồng
Cũng như đất, mỗi loại cây trồng đều mang những đặc điểm khác nhau. Chọn loại phân phù hợp với cây trồng là cách giúp cây phát triển tốt nhất. Hơn nữa còn căn cứ vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây để bón phân cho phù hợp. Với giai đoạn cây còn non sẽ rất cần phân lân. Chúng sẽ giúp cho sự phát triển khỏe mạnh của bộ rễ. Giai đoạn đầu của cây cần phải được chăm sóc đặc biệt hơn.
Bón phân theo thành phần cơ giới đất
Tùy vào thành phần cơ giới đất để bạn chọn kỹ thuật bón phân cho phù hợp. Chẳng hạn như với loại đất thịt, thịt nặng. Khi bón phân lân thường sẽ bị giữ lại. Do đó phải bón theo hàng và bón loại lân mà cây nhanh hấp thụ mới cho hiệu quả tốt.
Ngoài ra, khi bón, cần phải theo dõi, quan sát tình hình cây trồng thường xuyên. Từ đó để có những giải pháp xử lý kịp thời. Cũng dừng bón quá nhiều sẽ gây thừa phân. Cũng ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của cây trồng.
Hy vọng với những chia sẻ về những thông tin hữu ích trên đây. Nhà nông đã hiểu hơn về khái niệm và công dụng của phân lân. Cũng như hiểu hơn về cách bón phân cho cây trồng. Giúp cho cây phát triển khỏe mạnh, toàn diện nhất.